Phòng công chứng quận 5 hướng dẫn phân biệt công chứng và chứng thực
Phòng công chứng quận 5 Công chứng và chứng thực là hai định nghĩa không hề giống nhau. Thế nhưng một số người vẫn lầm tưởng giữa công chứng và chứng thực. Dưới đây là những thông tin cần biết về công chứng, chứng thực cũng như một số địa điểm phòng công chứng quận 5.
Một vài điều cần biết về Phòng công chứng quận 5
Phòng công chứng quận 5. Dưới đây là thông tin cần nắm rõ về công chứng. Các thông tin đều dựa theo Luật Công chứng 2014.
Định nghĩa công chứng là gì?
Công chứng là thủ tục mà công chứng viên của một tổ chức, văn phòng hành nghề công chứng tiến hành xác thực, chứng nhận hợp pháp các giấy tờ, hợp đồng giao dịch dân sự.
Công chứng viên xác nhận các văn bản mang tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội, các bản dịch của giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài. Văn bản bắt buộc phải công chứng đúng quy định hoặc do cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng.
Văn bản công chứng là tất cả các giấy tờ, hợp đồng giao dịch, các bản dịch thuật đã được công chứng viên chứng nhận đúng theo Luật Công chứng 2014.
Đặc điểm của việc công chứng
Công chứng là hành vi thực hiện của công chứng viên tại phòng công chứng. Đây là việc chứng nhận các hợp đồng giao dịch, khác với nội dung chức thực. Các văn bản công chứng đều có giá trị thực hiện và giá trị minh chứng, đồng thời được nhà nước quản lý.
Phạm vi công chứng là các giao dịch hoặc hợp đồng bắt buộc phải công chứng theo quy định pháp luật và một số giao dịch khác theo yêu cầu của người đi công chứng. Các giao dịch, hợp đồng đều không trái với quy định. Công chứng đảm bảo tính pháp lý của văn bản.
Giá trị pháp lý của văn bản đã được công chứng
Văn bản đã công chứng có hiệu lực kể từ ngày công chứng viên ký/ điểm chỉ và đóng dấu của văn phòng công chứng.
Hợp đồng và giao dịch được công chứng sẽ có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan (bên mua và bên bán). Trong trường hợp có bên không hoàn thành nghĩa vụ thì bên còn lại có quyền kiện lên Tòa Án và giải quyết theo pháp luật.
Hợp đồng được công chứng sẽ có giá trị chứng cứ. Bản dịch được công chứng giá trị sử dụng như văn bản được dịch.
Một vài điều cần biết về chứng thực
Người dân nắm rõ những thông tin về chứng thực mà văn phòng công chứng quận 5 đề cập sau đây để không nhầm lẫn với công chứng.
Định nghĩa chứng thực là gì?
Theo Khoản 8 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, văn bản chứng thực là các giấy tờ, văn bản hoặc hợp đồng giao dịch đã được chứng thực theo nghị định 23/2015/NĐ-CP.
Có 4 hoạt động chứng thực như sau: cấp bản sao từ sổ gốc; chứng thực bản sao y; chứng thực chữ ký; chứng thực hợp đồng hoặc giao dịch.
Đặc điểm của việc chứng thực
Chứng thực là hành vi mà Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Người dân thường xuyên chứng thực các giấy tờ như bản sao y chứng minh nhân dân, bản sao sổ hộ khẩu,…
Chứng thực là xác nhận tính chính xác và có thật của tất cả các văn bản, sự kiện mang tính pháp lý. Hơn nữa, người chứng thực không có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về nội dung.
Thông thường người có thẩm quyền chứng thực là:
-
Phòng Tư pháp cấp quận, huyện.
-
Uỷ ban Nhân dân cấp phường, xã.
-
Các cơ quan Đại diện Ngoại giao, Cơ quan Đại diện Lãnh sự ở Việt Nam hoặc của Việt Nam tại nước ngoài.
-
Công chứng viên tại các tổ chức hành nghề công chứng đã được cấp phép
Giá trị pháp lý của văn bản đã được chứng thực
Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay thế cho sổ gốc trong các giao dịch, hợp đồng, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bản sao đã được chứng thực có giá trị tương đương với bản gốc,nhằm để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ các trường hợp có quy định khác mà pháp luật đề ra.
Chữ ký đã được chứng thực có giá trị minh chứng người đi chứng thực đã ký trước đó. Chữ ký là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký trong mọi giấy tờ, văn bản.
Hợp đồng hoặc giao dịch được chứng thực có giá trị minh chứng về thời điểm, địa điểm mà các bên đã ký kết.
Tuy công chứng và chứng thực khác nhau hoàn toàn, nhưng đều phải tuân thủ
các nguyên tắc mà pháp luật đã nêu ra:
-
Tuân thủ quy định pháp luật và Hiến pháp 2013.
-
Có tính khách và trong thực.
-
Chịu trách nhiệm trước pháp luật.
-
Tuân theo các quy chuẩn đạo đức về hành nghề công chứng.
Một số địa điểm phòng công chứng quận 5
-
Phòng công chứng số 2: số 94 - 96 đường Ngô Quyền, phường 7, quận 5, TP.HCM.
-
Phòng công chứng Hoàng Xuân Ngụ: số 198A đường Trần Bình Trọng, phường 4, quận 5, TP.HCM.
-
Phòng công chứng Hoàn Xuân Hoan: số 187 - 189 đường An Dương Vương, phương 8, quận 5, TP.HCM
-
Phòng công chứng Chợ Lớn: số 467 đường Hồng Bàng, phường 14, quận 5, TP.HCM
Một số Phòng công chứng quận 5 có thực hiện công chứng ngoài giờ và tại nhà dành cho một vài trường hợp không thể tự đi công chứng, chứng thực theo quy định.